Áp dụng kỹ thuật gieo sạ lúa hiện đại sẽ giúp bạn tăng năng suất cũng như giải quyết được những vấn đề canh tác thêm hiệu quả. Ngoài ra, nó còn giúp bạn giảm chi phí sản xuất, giảm sức lao động và rút ngắn thời gian sinh trưởng rất hiệu quả.
Gieo sạ lúa là gì?
Gieo sạ lúa là việc mà nhà nông dùng hạt lúa đã được ngâm và ủ nảy mầm để gieo trực tiếp xuống đất. Quá trình sạ lúa là khâu rất quan trọng vì tỷ lệ của hạt giống sẽ quyết định năng suất của cả mùa vụ. Việc gieo sạ có đạt hiệu quả hay không là do các yếu tố như tỷ lệ nảy mầm, kỹ thuật gieo, hiệu quả làm đất và thời tiết.
Lợi ích của việc gieo sạ
Nếu áp dụng cách gieo sạ lúa đúng kỹ thuật sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích như:
- Rút ngắn thời gian sinh trưởng: Khác với lúa cấy, lúa gieo sạ sẽ liên tục sinh trưởng từ lúc gieo mạ. Vì không bị đứt rễ và không bị bột do nhổ mạ nên thời gian sinh trưởng của mạ sẽ được rút ngắn.
- Tiết kiệm nước tưới đầu vụ: Áp dụng kỹ thuật gieo sạ lúa sẽ rất ý nghĩa đối với những vùng có lượng nước tưới hạn chế cho vụ xuân.
- Tiết kiệm công lao động: Do không phải thực hiện việc gieo mạ và cấy nên bạn sẽ tiết kiệm được khoảng 100 – 120 công/ha/vụ.
- Tiết kiệm lúa giống: Nếu bạn áp dụng kỹ thuật sạ hàng sẽ chủ động được lượng lúa giống.
Những khó khăn khi gieo sạ
Nếu như ruộng của bạn có diện tích quá nhỏ và manh mún sẽ khó để áp dụng dụng cụ sạ hàng.
Ruộng khi gieo sạ phải thật chủ động nước, đặc biệt là tuần đầu tiên sau khi sạ lúa.
Giai đoạn đầu cạn nước nên cỏ dại sẽ sinh trưởng rất mạnh nền bạn cần làm cỏ hoặc phun thuốc diệt cỏ kịp thời.
Cùng một giống lúa, so với lúa cấy thì lúa gieo sạ sẽ dễ đổ ngã hơn vì bộ rể còn nông. Vì vậy bạn nên tìm giống lúa có bộ rễ phát triển mạnh, chống đổ tốt và có thân cứng.
Một số kỹ thuật gieo sạ lúa
Hiện tại có 2 kỹ thuật gieo sạ lúa thường được áp dụng là sạ theo hàng và sạ lan, cụ thể:
- Sạ lan (sạ lúa thủ công) hay còn gọi là gieo vãi: Đây là phương pháp dùng tay để gieo trực tiếp lúa giống đã được ngâm và ủ nảy mầm xuống ruộng. Lượng lúa giống thường từ 180 – 200 kg/ha, khi lúc mọc lên sẽ không có hàng lối phân biết.
- Sạ theo hàng (dùng dụng cụ thô): Nghĩa là bạn sẽ sử dụng các dụng cụ có lỗ được thiết kế sẵn để gieo lúa giống. Khi bạn kéo dụng cụ trên ruộng, hạt giống sẽ rơi qua lỗ và tạo thành những hàng song song riêng biệt.
Mật độ gieo sạ lúa
Mật độ sạ hàng sẽ được điều chỉnh bởi các vòng cao su được đặt tại các dãy lỗ, nơi chứa lúa giống trên dụng cụ. Theo đó bạn có thể điều chỉnh vòng cao su đề gieo hạt giống xấp xỉ ở 3 mức là 50-75-100 kg/ha.
Tùy vào lượng lúa giống và kỹ thuật gieo sạ lúa của mình mà bạn có thể điều chỉnh hàng cách hàng và lượng hạt rơi ra trên mỗi hàng.
Kỹ thuật chăm sóc lúa gieo sạ
Qua những cách gieo sạ trên bạn cũng cần nắm kỹ thuật chăm sóc lúa gieo sạ để đạt năng suất cao nhất.
Bạn có thể chú ý một số các biện pháp chăm sóc như:
- Để ruộng lúa có thể đồng đều, tốt nhất bạn hãy sử dụng dụng cụ sạ hàng thay cho việc gieo sạ bằng tay. Tuy nhiên đối với những ruộng có diện tích quá nhỏ, có góc ruộng thì cần sạ tay bổ sung.
- Nếu sau khi sạ xong mà gặp phải trời giông hay mưa rào bạn nên tháo nước ngập mặt luống trước cơn mưa để tránh mưa cuốn trôi và dồn hạt giống về một chỗ.
- Sau khi đã gieo sạ lúa 2-3 ngày, bạn hãy bắt đầu cho nước từ từ vào ruộng theo chiều cao của lúa mầm, cho nước khoảng 3-5cm và giữ nguyên là vừa. Khi lúa đã trưởng thành và bắt đầu đẻ nhánh, bạn hãy để lượng nước nông xen kẽ với việc giữ ẩm. Đây là cách để cung cấp đủ nước cho lúa và tạo điều kiện thuận lợi cho lúa đẻ nhánh. Khi lúa đã đẻ nhánh kín đât, để giúp cho rễ có thể ăn sâu vào đất bạn hãy tháo cạn để chân chim.
- Khi gieo sạ, bạn nên bón thúc 2 lần, dùng các loại phân bón lót, kali và thúc tăng cường đạm. Theo đó bón thúc lần đầu là khi lúa ra lá non, có rễ trắng, bón thúc lần 2 là khi lúa đứng cái làm đòng. Ngoài kỹ thuật gieo sạ lúa, bạn nên thường xuyên thăm đồng để đảm bảo giữ lượng nước đủ ẩm và dùng phân bón hợp lý.
Bình luận